top of page

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ

Người dùng nào đã tìm hiểu qua các HĐH nói đến ở các trang đều sẽ tự đặt ra một vài so sánh. Hãy thử tổng hợp những so sánh đó để thấy rõ giá trị của từng HĐH khác nhau.

 

1. CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH TRÊN DESKTOP

Trong phần này, chúng ta đánh giá 3 HĐH: Windows, Linux, và Mac OS.

            1.1. Mức độ phổ biến

Các phiên bản Microsoft Windows hoàn toàn chiếm lĩnh người dùng desktop với con số hơn 85% (tham khảo lại Biểu đồ 1, chương 1). Phần còn lại chủ yếu là người dùng Mac OS. Linux rất kém phổ biến đối với người dùng phổ thông.

Nếu chia theo loại máy tính được sử dụng thì Windows nhắm vào các máy tính

cá nhân, Mac OS ưu tiên hướng đến doanh nghiệp còn Linux phổ biến đối với

các máy chủ.

 

            1.2. Giá thành

Linux được đánh giá cao về mặt này bởi lẽ nhiều phiên bản Linux là miễn phí.

Tất nhiên, điều này cũng đúng với những người dùng Windows “bản lậu”,

phần nào đó khiến ta nghi ngờ độ chính xác của số liệu ở phần 1.1.

Trong khi đó, giá thành cao lại là một khuyết điểm lớn của Mac OS.

 

            1.3. Yêu cầu phần cứng – Tốc độ

Linux yêu cầu cấu hình tối thiểu thấp hơn hẳn 2 đối thủ của mình, trong khi tốc độ vẫn đạt ở mức cao. Tốc độ của Mac OS hoàn toàn thỏa mãn người dùng nhờ sự phối hợp hoàn hảo với phần cứng, nhưng đổi lấy một yêu cầu phần cứng khá cao và đặc hữu.

“Người đàn anh” Windows tuy thua thiệt chút ít về tốc độ vận hành nhưng bù lại, khả năng tương thích của Windows trên các nền tảng máy tính khác nhau tương đối cao. Ngược lại, Mac OS gây khó chịu với độ tương thích cực kì hạn chế.

            1.4. Bảo mật

Mặc dù một cơ số lỗi bảo mật của Windows dần dần được phát hiện, các chuyên gia vẫn xem Windows là HĐH bảo mật tốt nhất trên desktop, dựa theo tổng số lỗi trên một đơn vị thời gian, tương quan với thời gian trung bình cần thiết để khắc phục. Linux có nhiều lỗi hơn hẳn nhưng thời gian sửa chữa khá ít. Ngược lại, Mac OS tuy chỉ có vài lỗi nhưng lại cần nhiều thời gian để sửa chúng.

 

2. CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH TRÊN MOBILE

3 ứng cử viên trong phần 2 này là Android, iOS và Windows Phone (số liệu năm 2013).

 

            2.1. Mức độ phổ biến

Android đứng đầu thị trường người dùng điện thoại thông minh với

59,5% (hình bên) và hứa hẹn sẽ còn thống trị trong 1 thời gian dài,

mặc dù số liệu năm 2014 cho thấy tỉ suất tăng trưởng thị phần của

Android có phần thấp hơn so với iOS và Windows Phone.

 

            2.2. Giá thành

Android tiếp tục chứng tỏ lợi thế với yêu cầu phần cứng đa dạng, dẫn tới giá thành phù hợp với nhiều thể loại người dùng. iOS luôn chỉ dành cho những người dùng không tiếc tiền, khi giá sản phẩm và giá ứng dụng đều đáng kể. “Lính mới” Windows Phone vui vẻ đứng ở vị trí giữa, với dòng Nokia Lumia giá trung bình đến thấp.

 

            2.3. Độ tương thích và tùy biến

Khả năng tương thích của iOS đối với các thiết bị Apple là hoàn hảo,

nhưng với thiết bị khác hãng thì khả năng này bằng không. Sự ràng

buộc chặt chẽ về phần cứng đã góp phần tạo nên độ ổn định, an toàn

và tốc độ cao cho iOS. Cũng vì thế mà tính tùy biến giao diện của

HĐH này khá hạn chế, trừ khi sử dụng jailbreak.

Android tương thích cực kì tốt với nhiều thiết bị di động phong phú về phần cứng,

nhưng lại kết nối kém với máy tính cá nhân. Độ tùy biến của chú rôbốt rất cao,

do bản chất mã nguồn mở cho phép người dùng thay đổi mọi thứ bên trong.

Windows Phone sở hữu khả năng tương thích và tùy biến khá khiêm tốn, đổi lấy hệ thống bảo mật hoàn chỉnh và hiệu quả.

            2.4. Ứng dụng

Windows Phone lại chấp nhận vị trí cuối, với hệ thống ứng dụng còn non trẻ và không cập nhật kịp thời.

2 cửa hàng ứng dụng Google Play của Android và App store của iOS luôn đi đầu và ganh đua nhau quyết liệt. Tổng số lượt download app trên 2 trang này khá tương đương, nhưng doanh số Apple thu vào cao hơn do người dùng iOS sẵn sàng chi trả cho ứng dụng.

3. KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ giới hạn của bản báo cáo, nhóm thực hiện hy vọng đã khái quát được những điểm đáng chú ý nhất về hệ điều hành, đặc điểm của từng HĐH cùng điểm mạnh, điểm yếu của chúng khi đem ra so sánh với nhau. Hệ điều hành là thiết yếu, không thể tách rời đối với mọi thiết bị điện toán, có vai trò giống như bộ não đối với con người. Rất nhiều so sánh trên đây có thể sẽ thay đổi trong tương lai; những cái “nhất” có lẽ sẽ bị soán ngôi khi công nghệ phát triển với tốc độ của hàm mũ. Đó là điều mà những sinh viên trong ngành máy tính như chúng tôi cần phải luôn ý thức được. Để làm chủ được công nghệ, từng bước tiến tới làm ra nó, chúng ta phải không ngừng trau dồi kỹ năng, tiếp thu và cập nhật kiến thức cho phù hợp với thời đại.

© 2023 by Name of Site. Proudly created with Wix.com

  • Facebook App Icon
  • Twitter App Icon
  • Google+ App Icon
bottom of page